|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

     Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng tạo tiền đề cho con người xây đắp nên truyền thông nhân văn - lịch sử phong phú và sâu sắc. Dòng sông cầu như bao dòng sông lớn trên đất Việt là dòng sông của lịch sử, vừa đậm chất thơ ca dân dã, yêu thương, chở che, vừa thử thách con người, bằng tiếng gầm gào của bão lũ và trận mạc. Bên dòng sông ấy, nơi đầu sóng ngọn gió, xã Mai Đình đã ra đời và tồn tại đến ngày nay!

Mai Đình là xã tiếp giáp với huyện Yên Phong - một trong những trung tâm văn hóa lớn của xứ Kinh Bắc “ngàn năm văn hiến”. Văn hóa sông nưđc cũng hiếm có nơi nào nổi trội như Mai Đình. Đây cũng là một xã nằm trong di chỉ Đông Lâm, Lý Viên, có xã hội cư dân phất triển rực rỡ hơn 2.000 năm trước; Là nơi cố nhiều đình, chùa, lăng, miếu giao thoa giữa các nền văn minh sơn cước và đồng bằng, đô thị và làng xã, cổ nhiều lễ hội của huyện Hiệp Hòa và trở thành một trung tâm văn hóa lớn, lâu đời của huyện, của vùng miền.

Định cư lâu đời trên vùng đất cổ, người dân Mai Đình được thừa hưởng những nét đẹp văn hóa dân tộc, đồng bằng Bắc Bộ, quan họ Bắc Ninh và vùng miền sở tại. “Cây đa, giếng nước, sân đình” là minh chứng cho một làng cổ, nơi diễn ra và bảo tồn những giá trị tâm linh tín ngưỡng, nơi nuôi dưỡng những phong tục, tập quán, dân ca dân vũ của lễ hội làng xã. Một năm 12 tháng, tháng nào cũng có lễ tết, tục lệ. Tết Nguyên đán đầu năm tổ chức to và quan trọng nhất. Mọi người, mọi nhà ăn tết, vui tết, chơi tết trong 3 ngày. Lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng) cúng gia tiên, thần tài, thần lộc, chư Phật 10 phương. Tết mùng 3/3 (hàn thực) bánh chay, bánh trôi, tưởng nhớ, tôn vinh một con người đại hiếu. Tết mùng 5/5 (Đoan Ngọ) ăn rượu nếp giết sâu bọ và trị bệnh bằng thuốc nam. Tết trung nguyên (rằm tháng Bảy), Vu Lan cúng Phật, xá tội vong nhân, cô hồn vô chủ. Tết trung thu (rằm tháng Tấm) chơi trò ông sao, đèn kéo quân, dùng hoa quả bày cỗ, trông trăng, trẻ con múa hất. Tết cơm mới (10/10), con cháu thành tâm dâng kính tổ tiên bánh giầy, xôi đỗ...

Tín ngưỡng ở Mai Đình vừa mở rộng về hình thức, vừa sâu đọng về nội dung, có cái chung của cả nước, có nét riêng của làng. Ngày 03 tháng Giêng - lễ sinh nhật Thánh, ngày 02/02 giỗ Thánh - mở hội tung hoa và ngày 10/3 bơi chải, không nơi nào diễn ra và làm to như ở Mai Đình. Người dân trên địa bàn cùng có quan niệm “vạn vật hữu linh”, thế giới 3 tầng tồn tại (Thiên - Địa - Âm), thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ Thánh, thờ Mẫu, thờ ông bà cha mẹ và đặt bàn thờ nơi trang trọng nhất nhà. Một cộng đồng nhiều dòng họ, tín ngưỡng đa thần đồng hành mà không bài xích, cùng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thân thiện, đoàn kết “tôn lẫn kính chung”, vun đắp và hướng tới những phẩm chất nhân văn làng, xã.

Những thập niên đầu của thế kỷ XX, đạo Thiên Chúa du nhập vào Mai Đình một cách êm ả. Có nhà thờ hành lễ, có con chiên ngoan đạo kính chúa, sống hòa thuận với người ngoài đạo, làm sinh động thêm bức tranh quê.

Phong tục, tập quán ở Mai Đình cơ bản vẫn giữ nguyên những tục và lệ của người Kinh. Phép nước, lệ làng, đan xen hòa quyện, đất lề quê thói tạo bản sắc, không dễ gì thay đổi. Kinh nghiệm dân gian bỏ tà hướng thiện, thuận lòng người, hợp ý trời, việc gì cũng phải đạo. Người dân Mai Đình cũng như các làng quê xứ Bắc, nếu là việc hệ trọng đều phải nhờ “thầy” xem ngày giờ và tuổi tác. Trong hôn nhân truyền thống, nhà trai phải theo các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, gửi lễ vật, tổ chức đám cưới và lại mặt. Tuy nhiên, ở Mai Đình lại có nét riêng, sau hôm cưới không phải đưa cô dâu về chào bố mẹ vợ mà là nhà trai mời bô" mẹ vợ sang ăn bữa cơm thân mật, thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa hai gia đình. Nêu lấy vợ ngoài làng, nhà trai phải nộp sêu theo lệ (bằng tiền hoặc hiện vật nhưng không nhiều lắm). Trai, gái trong họ không được lấy nhau, nếu là họ nội thì phải sau 9 đời; nếu khác làng mà trùng họ cũng không được. Việc tang ma có các bước: ngày tổ chức đám ma, lễ 3 ngày (3 ngày), lễ chung thất (tứ cửu 49 ngày), lễ tốt khốc (bách nhật 100 ngày), lễ tiểu tường (1 năm giỗ đầu), lễ đại tường (2 năm giỗ hết), lễ cải táng (sau 3 năm)... Ngoài ra còn nhiều tục và lệ khác như làm nhà, đặt tên, khao vọng, ăn trầu, hát xẩm... Ngày nay, thực hiện nếp sông văn hóa mới, nhiều tục lệ cũ đã không còn, các bước trong hôn nhân và tang ma đã được đơn giản hóa đi nhiều song vẫn đảm bảo trang trọng, ý nghĩa.

Mai Đình có nền văn hóa phi vật thể phong phú sâu sắc, cũng đậm nét tín ngưỡng nhân văn. Được thiên nhiên ưu đãi, vị trí thuận lợi, đất đai màu mỡ, sông nước bốn mùa, kinh tế phát triển, đời sống khá giả và cái tiếng của sự giàu có thể hiện ngay trên bữa ăn đó là “Tiền Đông Lỗ, cỗ Mai Đình”. Cỗ Mai Đình làm to, ngon, nhiều món, chế biến khéo léo như một nghệ thuật trong ứng xử giao tiếp với “Liền anh - Liền chị" và đãi đằng nơi dinh phủ. Cuộc sông muôn mặt luôn được phản ánh trong nhũng làn điệu dân ca, dân vũ, những phong tục, tập quán, tính cách con người, ứng xử trong xã hội.

 

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 5,920
Tổng số trong ngày: 603
Tổng số trong tuần: 4,107
Tổng số trong tháng: 6,178
Tổng số trong năm: 57,782
Tổng số truy cập: 132,859