|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

     Mai Đình nằm trong khu vực địa lý có con người định cư sớm và liên tục. Từ xa xưa, người Việt cổ trong quá trình tồn tại và phát triển thường di cư theo các con sông lớn, mở mang bờ cõi, tạo dựng nên làng - nước của mình. Di chỉ Đông Lâm (giáp với Mai Đình) với những hiện vật 4.000 năm tuổi thuộc thời Hùng Vương đã khẳng định con người ở đây quần cư đông đúc, sơ khai một cơ câu hành chính cùng những phương tiện sinh hoạt đa dạng và tinh xảo.

Theo tiến trình lịch sử, xã hội ngày càng phát triển và có cơ cấu tổ chức hành chính ngày càng hoàn thiện. Tên gọi và địa giới tuy có sự khác nhau trong các triều đại phong kiến nhưng cơ bản vẫn giống nhau. Xã Mai Đình trong lịch sử luôn là một bộ phận của huyện Hiệp Hòa.

Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), huyện Hiệp Hòa có 9 tổng, trong đó có tổng Mai Đình. Tổng có sự thay đổi các làng xã như sau:

Đầu thế kỷ XIX, tổng Mai Đình cố 9 xã: Xã Mai Đình gồm 4 thôn: Giáp Ba, Giáp Nguyên, Giáp Sơn, Giáp Nhất; Xã Đông Lâm gồm 4 thôn: Chỗ, Chùa, Bốc, Khoái; Xã Tiếu Thượng (Thượng Thôn) gồm 2 thôn: Lđ, Trước; Xã Tiếu Hạ (Hạ Thôn); Xã Châu Lỗ (Kẻ Sổ); Xã Tiên Sơn; Xã Hương Câu (Kẻ Cấu) gồm 3 thôn: Cả, Hiên, Nội Bái; Xã Hạc Lâm; Xã Phúc Lãnh gồm 2 thôn: Đoài, Nội.

Đầu thế kỷ XX (1927), tổng Mai Đình có 12 xã: Xã Đông Lâm gồm 4 thôn: Khoái, Chùa, Rốc, Chỗ; Xã Giáp Ngũ; Xã Hạc Lâm; Xã Hương Câu gồm 4 thôn: Cả, Hiên, Nội, Bói; Xã Mai Đình gồm 4 thôn: Giáp Nhất, Giáp Ba, Nguyễn Xá, Thôn Sơn; Xã Mai Hạ; Xã Mai Thượng; Xã Nga Trại; Xã Phúc Linh; Xã Tiên Sơn gồm 3 thôn Tiên Sơn, Đồng Công; Xã Châu Lỗ; Xã Vọng Giang®.

Theo phân cấp quản lý hành chính của thực dân Pháp và Nhà nước phong kiến, cấp xã trực thuộc cấp tổng. Tổng Mai Đình gồm có xã Mai Đình và xã Hương Lâm ngày nay.

Năm 1945, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cấp tổng giải thể, thành lập cấp xã trực thuộc huyện, phần đất xã Mai Đình gồm các thôn: Châu Lỗ, Giáp Ngũ, Nguyễn, Đông Trước, San, Mai Thượng, Mai Trung, Thắng Lợi, Vọng Giang và Mai Hạ. Mai Đình hiện có nhiều dòng họ sinh sông xen kẽ nhau trải qua nhiều đời, như họ Nguyễn, Hoàng, Trần, Đỗ, Âu, Chu, Đặng, Ngô, Đinh, Phù, Hà... có quan hệ làng - xóm, nội - ngoại thân thiện. Đồng thời nơi đây có những địa danh mang dâu ân một thời xa xưa, gắn với những sự tích, truyền thuyết nhân vật hoặc thần linh được lưu giữ từ bao đời như cánh đồng Xấc, đồng cửa Vua, đồng Quan, Tràng Bắn, cổng Dinh, đồng Nương...

      Về bộ máy tổ chức quản lý cấp xã dưới các triều đại phong kiến - tên gọi có thể khác nhau nhưng chức năng cơ bản giông nhau - đều là cấp cơ sở của Nhà nước. Ớ thời Nguyễn, tồn tại các tổ chức: Hội đồng kỳ mục, khi thực dân Pháp đô hộ, đổi thành Hội đồng tộc biểu (gồm những người đại diện các dòng họ) và Hội đồng lý dịch để quản lý điều hành mọi việc (gồm lý trưởng, phó lý, hương trưởng, xã tuần, thông qua bầu cử tại đình làng, có quan trên chứng kiến, do Nhà nước phê duyệt và cấp dấu). Mỗi khóa 3 năm.

 

 

 

 

 

 

 

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,540
Tổng số trong ngày: 580
Tổng số trong tuần: 4,084
Tổng số trong tháng: 6,155
Tổng số trong năm: 57,759
Tổng số truy cập: 132,836