|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

     Dân cư những vùng sông nước, ven đê thường có nền kinh tế phất triển sớm và đa dạng. Những làng nghề ra đời, sản phẩm làm ra nổi tiếng, nguồn lợi nhuận thu được cao tạo điều kiện cho người dân có mức sống ổn định. Xã Mai Đình có 9 km sông cầu, có ngã ba sông và những vụng nước nhỏ, sâu với nhiều loại thủy sản sinh sống. Người dân biết tận hưởng sự ưu đãi của thiên nhiên, ngư nghiệp ra đời phát triển thành làng nghề. Có người chuyên về đan vó, vá lưới, có người chuyên về quăng chài, thả câu, bơi lặn đánh bắt. Trong nhiều loại thủy sản, cá chấy là sản phẩm nổi tiếng nhất được các ngư dân chế biến thành đặc sản, mà chỉ có vùng hạ huyện ven sông cầu mới có. Hiện nay, đánh bắt thủy sản chỉ là nghề phụ.

Về chăn nuôi, cũng như mọi làng cổ, việc thuần dưỡng gia súc, gia cầm đã ra đời từ rất sớm. Con vật truyền thống trong mỗi gia đình là trâu bò, lợn, gà, vịt... Đất trũng, cây cốỉ xanh tốt, trâu, bò có nguồn thức ăn dồi dào, tăng trưởng nhanh. Mai Đình là một trong những địa danh có tiếng về trâu to khỏe. Tuy nhiên, chăn nuôi chỉ mang tính chất giải quyết thực phẩm tại chỗ, cung cấp sức kéo, phân bón cho sản xuất nông nghiệp, chưa thành nguồn thu nhập kinh tế hàng hóa.

Với lợi thế là vùng đất phù sa cổ, hằng năm, sông cầu bồi tụ vào các bãi ven sông thành những cánh đồng màu mỡ tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Cư dân nơi đây sớm lây nghề trồng lúa nước làm chủ đạo. Hàng nghìn năm, trải qua bao thế hệ, sông cầu là cầu nối thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên cũng là mốì đe dọa khi lũ lụt. Đê sông cầu là công trình thủy lợi vĩ đại bảo vệ mùa màng và tính mạng con người. Màu xanh no đủ của một vùng quê trù phú, một dinh phủ sầm uất trên đất Mai Đình.

Cùng với cây lúa, đất ở Mai Đình rất phù hợp với một số cây trồng như cây dâu, cây mía, các loại cây ăn quả và rau màu... Cây dâu - chỉ cần cắm hom dâu xuống đất bãi một lần là cho thu hoạch đến hàng chục năm, mỗi năm hái khoảng 15 lứa. Bên canh nông nghiệp truyền thống, xã có thêm nghề nuôi tằm. Nghề nuôi tằm, kéo kén ươm tơ có từ lâu. Đây là một nghề không nặng nhọc nhưng rất vất vả, bận rộn, đòi hỏi lòng kiên trì, tính cẩn trọng, tay nghề cao. Tằm thường mắc bệnh gai, nghệ, bệnh trong... do ruồi xanh gây ra hoặc bị kiến cắn gây chết hàng loạt, do đó khi cho tằm ăn lá dâu phải sạch, không bị táp và muội. Mùa thu và xuân nuôi tằm tốt hơn mùa hè và mùa đông. Ngoài ra, tằm còn được chế biến thành món ăn ngon, bể dưỡng mà chỉ những dịp đặc biệt mới có.

Ở Mai Đình còn có cây rau cải là đặc sản nổi tiếng: “Rau cải Tiếu nấu nước điếu cũng ngon” và “Hành Nga Trại, cải Tiếu Mai” đều đã đi vào văn học dân gian. Cây cải làng Tiếu to, cao, mập, lá dày, bản rộng, ngồng cải có vị cay ngọt, thơm hắc, ăn rồi sẽ khó quên. Cây cải làng Tiếu đem bán khắp nơi như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, một thời được dùng làm vật phẩm để dâng cống vua chúa. Nghề trồng rau rất vất vả, nhọc nhằn, đi sớm về muộn, dầm mưa dãi nắng, mất cả sắc người - Người làng Tiếu thốt lên.

“Cơm hẩm ăn với muôi vừng Lây chồng làng Tiếu xin đừng chê đen Một ngày hai bữa cơm đèn Còn gì quần lĩnh khăn đen hỡi chàng”.

Người Mai Đình cũng thường cố câu ca:

“Giếng làng San vừa trong vừa mát Đường làng San lắm cát dễ đi Lấy chồng làng Tiếu làm chi Nước sông thì đục, đường đi thì lầy”.

Để nguôi ngoai nỗi vất vả, xua đi cái nhọc nhằn, phải chăng tên làng, làng Tiếu - làng cười, là niềm mong ước, hy vọng cho cuộc sống vui vẻ, đầy ắp tiếng cười, làm đẹp cho làng và tự hào về làng mình. Tuy nhiên trong thực tế, cây rau cải vẫn đứng sau cây lúa, cây dâu và là nguồn thu nhập phụ của người dân.

Cùng với cây dâu, cây mía, cây thuốc lào cũng phù hợp chất đất và được trồng trên đất Mai Đình từ lâu. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra không nhiều, thuốc có vị ngái, không say. Ngoài ra, các loại rau màu như hành, tỏi, khoai lang, khoai sọ, ngô, lạc, bầu bí... cũng được trồng ở Mai Đình chủ yếu để phục vụ sinh hoạt, không thành thương phẩm rộng rãi Cuộc sống luôn phải đâu tranh để tồn tại và phất triển, đã hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp, bản lĩnh mạnh mẽ của người dân đ đây. Sự pha trộn 2 nghề nông - thương (buôn bán) sđm có trên mảnh đất Mai Đình cũng phản ánh nền kinh tế đa dạng và đồng hành ở nơi cửa khẩu - cực Nam của một huyện trung du.

Mai Đình là nơi có hoạt động thương nghiệp sớm và phát triển. Nói đến kinh tế làng xã không thể không nói đến chợ quê. Chợ Đài là một trung tâm buôn bán, trao đổi nông sản và hàng hóa của xã Mai Đình và khu vực, là một trong những chợ lớn của Hiệp Hòa trước đây. Chợ phiên chính vào các ngày 1, 4, 6 và 9... (âm lịch) hằng tháng. Ngày nay, hầu hết các ngày trong tháng đều họp chợ nhưng phiên chính vẫn theo lệ cũ, tấp nập và hàng hóa phong phú hơn.

Phác thảo bức tranh kinh tế làng quê xã Mai Đình trong lịch sử - có nương dâu, bãi mía, có sóng nước dòng Như Nguyệt, có thuyền dọc, đò ngang, có làng nghề và cây trồng, vật nuôi nổi tiếng, có chợ quê đông vui. Đó là những hình ảnh đẹp và sinh động, khắc họa vẻ sung túc, kỳ vọng của con người làm nên lịch sử từ nơi đây.

Sản xuất công nghiệp cũng được chú ý, thu hút các nhà đầu tư. Từ năm 2016 đến nay, khu công nghiệp Hòa Phú dần hình thành trên địa bàn, được đầu tư hệ thông cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng tiêu chí của khu công nghiệp phát triển bền vững, kết nối giao thông với Quốc lộ 18 tại nút giao ngã tư Chờ (Km20) và tiếp giáp với sông cầu. Đến năm 2020, có trên 20 công ty đi vào hoạt động, thu hút hàng nghìn công nhân làm việc.

Cùng với sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, công nghiệp và thương nghiệp, ở Mai Đình còn phát triển nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: rèn, đan lát, mộc, nề, bún bánh, buôn bán nhỏ trong phạm vi làng xã.

Ngày nay, nghề bún, bánh của làng Nguyễn, nghề mộc ở các thôn Mai Thượng, Mai Trung, Thắng Lợi... tiếp tục được duy trì, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân. Đặc biệt, từ năm 2009, nghề mộc trên địa bàn phát triển mạnh. Nhiều hộ dân đầu tư vốn xây dựng các xưởng sản xuất, tập trung vào các sản phẩm đồ gia dụng như bàn, ghế, giường, tủ, khung, cánh cửa, đồ thờ, tượng phong thủy, tượng mỹ nghệ...

Trải qua nhiều năm tháng thăng trầm, kinh tế địa phương đang ngày một phát triển đa dạng. Đời sông vật chất và tinh thần của Nhân dân địa phương từng bước nâng cao. Diện mạo làng quê dần khởi sắc, mái ngói xưa được thay bằng những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại

 

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,442
Tổng số trong ngày: 583
Tổng số trong tuần: 4,087
Tổng số trong tháng: 6,158
Tổng số trong năm: 57,762
Tổng số truy cập: 132,839